Ngày vía Thần Tài là ngày nào? Cúng gì vào ngày vía thần tài để làm nên ăn ra ❤️

Ngày vía Thần Tài được coi là ngày quan trọng nhất trong năm đối với dân buôn bán, việc mua vàng ngày Thần Tài gần đây cũng diễn ra rất phổ biến. ❤️

5977 lượt xem

1. Ngày vía Thần Tài là ngày nào trong năm? văn phòng trọn gói
Theo lịch âm dương, ngày vía Thần Tài là ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Vào ngày này, những người làm ăn, buôn bán thường sắm sửa lễ vật cúng Thần Tài và mua vàng hoặc các vật phẩm phong thủy trong ngày vía Thần Tài để cầu may, mong 1 năm buôn may bán đắt. văn phòng trọn gói
 
Thực ra dân kinh doanh vẫn cúng ngày vía Thần Tài hàng tháng vào mùng 1 và ngày 15 âm lịch hoặc ngày mùng 10 hàng tháng, tuy nhiên ngày 10 tháng Giêng được cho là ngày vía Thần Tài quan trọng nhất trong năm. văn phòng trọn gói
 
2. Ý nghĩa của ngày vía Thần Tài?
Ngày vía Thần Tài xuất phát từ Trung Quốc và được du nhập vào Việt Nam khoảng đầu thế kỷ XX. Theo tương truyền có một số câu chuyện khá thú vị về tục thờ Thần Tài - văn phòng trọn gói cho thuê
 
Câu chuyện thứ nhất: Đây là câu chuyện phổ biến nhất về ngày vía Thần Tài được lưu truyền khá rộng rãi - văn phòng trọn gói
 
Tương truyền rằng, Thần Tài là 1 vị thần cai quản tiền bạc, tài lộc trên Thiên đình. Trong 1 lần đi chơi uống rượu say, Thần Tài sa chân rơi xuống Hạ giới, va đầu vào đá nên nằm mê mệt không biết gì - cho thuê văn phòng
 
Sáng ra, dân tình thấy ông ăn mặc như phường cải lương lấy làm lạ và tưởng bị điên liền lột sạch mũ áo của ông mang đi bán.
 
Khi tỉnh dậy Thần Tài không nhớ mình là ai, cũng không biết làm gì nên đi lang thang xin ăn - văn phòng cho thuê
 
Có 1 cửa hàng bán gà, vịt, heo quay buôn bán ế ẩm, thấy ông đến xin bèn mời vào quán ăn. Kỳ lạ thay, từ lúc Thần Tài vào ăn thì khách bỗng dưng kéo đến nườm nượp, cửa hàng đối diện mọi khi đông khách là vậy tự nhiên chuyển hết sang bên này ăn.
 
Sau 1 thời gian thấy Thần Tài chẳng làm gì mà suốt ngày được ăn ngon, lại dùng tay ăn bốc, người thì bốc mùi, sợ khách thấy thế không dám đến ăn nữa, lại vừa tốn kém đồ ăn cho kẻ ăn mày, chủ quán bèn đuổi Thần Tài đi - cho thuê nguyên tòa nhà
 
Quán đối diện ngày xưa đông khách, nay vắng hoe, thấy vậy liền mời Thần Tài vào ăn, kỳ lạ thay, khách lại kéo sang ăn rất đông, quán bên kia lại vắng vẻ. Kể từ đó, các hàng quán tranh giành nhau mời cho được Thần Tài đến chỗ mình ăn để khách đến đông.
 
Người dân thương ông không có 1 manh vải che thân liền dẫn ông đi mua quần áo mặc. Vô tình, bộ quần áo ông được mua cho lại chính là bộ đồ trước kia của ông. Sau khi mặc áo mũ vào, Thần Tài nhớ ra mọi chuyện và bay về trời.
 
Ngày ông bay về trời là ngày mùng 10 tháng Giêng và kể từ đó mọi người lấy ngày này là ngày vía Thần Tài.
 

Thần Tài giúp đem lại vận may trong tiền bạc
 
Câu chuyện thứ 2: Câu chuyện này ít được biết đến hơn nhưng cũng giúp giải thích thêm ý nghĩa về việc cúng kiếng ngày Thần Tài.
 
Truyện kể rằng, ngày xưa có 1 người lái buôn tên là Âu Minh, trong 1 lần đi qua hồ Thanh Thảo phước đức gặp được vua Thủy Tề và được ban cho 1 giai nhân tên là Như Nguyện.
 
Từ ngày có Như Nguyện, công việc làm ăn của Âu Minh bỗng dưng trở nên suôn sẻ, may mắn, chẳng mấy chốc ông trở nên phát đạt và vô cùng giàu có.
 
Vào 1 ngày trong dịp Tết, Như Nguyện bị Âu Minh đánh không rõ vì lý do gì. Quá sợ hãi, cô gái bèn trốn vào trong đống rác và đột nhiên biến mất.
 
Từ ngày không còn Như Nguyện, công việc làm ăn của Âu Minh nhanh chóng xuống dốc, tiền bạc cứ thế đội nón ra đi.
 
Mọi người cho rằng Như Nguyện là Thần Tài mang đến tài lộc, may mắn nên đã lập bàn thờ cho cô.
 
Chính vì vậy, bàn thờ của Thần Tài luôn được đặt ở góc khuất và người ra cũng kiêng quét rác trong 3 ngày Tết để tránh quét mất tài lộc của nhà mình đi.
 

Ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng mang ý nghĩa quan trọng với người buôn bán.
 
Từ 2 câu chuyện trên ta thấy ý nghĩa quan trọng của Thần Tài với việc làm ăn, kinh doanh. Gần như tất cả những ai kinh doanh đều có bàn thờ Thần Tài để công việc được suôn sẻ, việc bán buôn được hanh thông, ăn nên làm ra.
 
Đặc biệt, vào ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng âm lịch, người kinh doanh thường mua vàng để cúng lễ cầu may và cũng là 1 cách để “giữ của” trong nhà. Hoặc họ cũng có thể chọn một vài vật phong thủy cát tường để đặt tại văn phòng, nơi làm việc để mọi việc được suôn sẻ hơn, tránh bị tiểu nhân quấy phá.
 
3. Làm lễ cúng Thần Tài như thế nào?
3.1. Làm lễ đón Thần Tài
Với những ngôi nhà mới hoặc những người mới làm ăn, kinh doanh mà chưa có bàn thờ Thần Tài, hay theo dân gian hay gọi là bàn thờ ông Địa (bao gồm cả tượng thờ Thần Tài và Ông Địa), thì phải làm lễ thỉnh Thần Tài trở về.
 
Lưu ý một điều quan trọng là Thần Tài, Ông Địa không thể cho hay biếu người khác, mà phải là tự gia chủ đi thỉnh tượng trở về.
 
Khi thỉnh tượng Thần Tài ngoài cửa hàng về, cần gói bọc trong giấy đỏ, hoặc trong hộp sạch sẽ, mang vào chùa nhờ các Sư trong chùa “Chú nguyện nhập Thần”, sau đó nhờ các Sư chọn cho ngày tốt đem về nhà để an vị.
 

Việc sắp xếp bàn thờ là rất quan trọng
 
3.2. Sắp xếp bàn thờ
Việc sắp xếp bàn thờ là rất quan trọng. Đối với những người mới bắt đầu kinh doanh, mở cửa hàng có thể tham khảo cách chọn và sắp bàn thờ Thần Tài sau đây:
Một bàn thờ Thần Tài đầy đủ sẽ bao gồm 1 khảm nhỏ sơn son thếp vàng, bài vị Thần Tài đặt bên trong khảm, phía trước bài vị là 1 bát hương đặt trên khay vàng giấy, 2 bên bát hương là 2 cây đèn nhỏ, phía trước là khay nước gồm 3 chén nước và 2 chén rượu.
 
3.3. Lau dọn bàn thờ
Lau dọn bàn thờ thường xuyên là việc làm không thể thiếu khi thờ cúng Thần Tài. Bàn thờ giống như là ngôi nhà vậy, chúng ta phải thường xuyên quét dọn để giữ cho ngôi nhà của mình sạch sẽ thì bàn thờ cũng giống vậy, đó là nhà của Thần Tài, do đó cũng cần phải được giữ sạch sẽ, nhất là trong ngày vía Thần Tài.
 
Đầu tiên cần chuẩn bị 1 chậu nhỏ chuyên chỉ dùng để tẩy uế, đổ nước lá bưởi hoặc nước sạch pha chút rượu. Chúng ta lau rửa tượng Thần Tài và Ông Địa (nếu có) trước, sau đó vệ sinh bài vị, bát hương, khay nước…, lau dọn ban thờ cho sạch sẽ, thoáng đãng, xong xuôi để cho tượng thờ và các đồ thờ cúng khô ráo mới sắp xếp lại như cũ.
 

Phải thường xuyên lau dọn bàn thờ Thần Tài, luôn giữ bàn thờ sạch sẽ, thoáng mát
 
Một số lưu ý khi sắp xếp và lau dọn bàn thờ Thần Tài:
- Nên đặt bàn thờ Thần Tài ở gần cửa nhưng tránh lối đi lại để đỡ ồn ào.
- Vị trí đặt bàn thờ cần trang trọng, gọn gàng, sạch sẽ.
- Không đặt gần nhà vệ sinh, nhà tắm làm mất sự tôn nghiêm.
- Đèn, nến bày trên bàn thờ cần dùng đèn thật như đèn dầu, nến, không sử dụng đèn điện giả nến, đèn nhấp nháy làm ảnh hưởng không tốt đến việc thờ cúng.
 
3.4. Cúng gì ngày vía Thần Tài?
Đối với các ngày cúng Thần Tài trong năm hoặc ngày vía Thần Tài hàng tháng, bạn có thể cúng chay như hoa quả, bánh kẹo. Trong đó, có 1 số đồ cúng cơ bản cần chuẩn bị như: Hương/nhang, nước, hoa tươi, quả tươi, gạo, muối.
 
Còn với ngày vía Thần Tài mùng 10 tháng Giêng thì nên sắm sửa đầy đủ hơn. Cúng Thần Tài vào ngày này bạn nên cúng đồ mặn bao gồm: 1 lọ hoa, 1 mâm ngũ quả, 1 con tôm, 1 con cua biển, 1 con cá lóc nướng, 1 miếng heo quay, 1 chum rượu, thuốc lá, gạo, muối. Nếu như có mua vàng ngày vía Thần Tài thì bạn có thể dâng lên bàn thờ luôn.
 

Đầu năm nên chuẩn bị mâm cỗ mặn để cúng Thần Tài
 
Một số lưu ý khi cúng ngày vía Thần Tài:
- Chén để nước cần rửa sạch trước khi thay nước mới. Chỉ nên đặt 1 chén nước sạch, không cần đến 3 hay 5 chén nước và cũng không nên rót quá đầy.
- Bình hoa có thể dùng bình sứ hoặc bình thủy tinh đều được. Nên cúng hoa tươi, có hoa, có nụ, có hương thơm càng tốt, không dùng hoa giả để cúng Thần Tài.
- Hoa quả cúng nên chọn quả tươi ngon, nguyên vẹn, không bị dập nát. Mâm hoa quả luôn có chuối chín vàng, ngoài ra có thể thêm lê, táo, cam, quýt,… Tuyệt đối không dùng hoa quả nhựa, quả giả để dâng lên cúng.
- Hoa quả, bánh kẹo,… sau khi cúng được coi như lộc của Thần Tài ban cho gia chủ, chỉ nên thụ lộc trong nhà, không đem chia hay phân phát cho người ngoài.
- Rượu, nước tưới vào nhà thì nên đứng ở ngoài đường tưới vào trong nhà mới mang ý nghĩa tài lộc vào nhà.
- Gạo, muối sau khi cúng Thần Tài xong nên cất đi để giữ lộc.
 

Có thể đặt vàng lên ban thờ ngày cúng Thần Tài để cầu may
 
4. Kinh nghiệm mua vàng ngày vía Thần Tài
Một phong tục rất phổ biến trong ngày vía Thần Tài của người dân Việt Nam là mua vàng để dâng lên bàn thờ cúng Thần Tài hoặc để tích trữ với mong muốn có 1 năm tiền bạc rủng rỉnh.
 
Tục lệ mua vàng ngày vía Thần Tài đã có từ xa xưa, tuy nhiên thời đó cuộc sống chưa no đủ nên chưa có nhiều người theo. Hiện nay, khi người dân đã có của ăn của để thì khoảng chục năm trở lại đây các con buôn bắt đầu đổ xô đi mua vàng. Ngoài mua vàng ngày vía Thần Tài, bạn cũng có thể lựa chọn mua đồ trang sức vàng, đá quý hay đồ phong thủy.
 
Vàng và các vật phẩm phong thủy bạn có thể đặt lên bàn thờ cúng ngày Thần Tài. Cúng xong bạn có thể mang theo bên mình hoặc đơn giản chỉ để trưng bày, tích trữ trong nhà lấy may cho năm mới.
 
Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp ích ít nhiều gì cho mọi người. Thực ra ngày vía Thần Tài làm gì, mua gì, cúng gì không quan trọng, nếu không có điều kiện mua vàng hay làm mâm cao cỗ đầy thì bạn chỉ cần dâng lễ mọn hoặc thành tâm hướng về Ngài trong ngày này cũng đã rất tốt rồi. Chúc bạn buôn may bán đắt và có 1 năm mới tài lộc, sung túc đầy nhà!
 
 
(Cho thuê văn phòng hcm Kim Quang Office - Nguồn Tổng Hợp)
 

Giới thiệu Kim Quang

Tuyển dụng

Liên hệ


Văn phòng cho thuê Kim Quang Office

bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn
Captcha
loader
Tin liên quan

Tư Vấn Văn Phòng

  • Võ Thị Nhàn

    0946 395 665

  • Khổng Thiên Duy

    0901 800 966